*Đăng Ký Thành Viên Forum Tại Đây

Chuyên Bán Laptop SamSung Dell Toshiba


 
Trang ChínhBlogForumLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

Share | 
 

 Đau đầu với nợ dây chuyền

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
sangtttq
Trung tướng
Trung tướng
sangtttq

Posts : 638
Points : 1914
Cám Ơn : 3
Join date : 11/07/2011


Đau đầu với nợ dây chuyền Empty
Bài gửiTiêu đề: Đau đầu với nợ dây chuyền   Đau đầu với nợ dây chuyền Icon_minitimeWed Aug 31, 2011 1:54 pm

*Đăng Ký Thành Viên Forum Tại Đây
*Tuyển cộng tác viên cho diễn đàn

*
Đau đầu với nợ dây chuyền

(TBKTSG) - Sức mua giảm, việc tiêu thụ sản phẩm đối với nhiều doanh nghiệp trở nên rất khó khăn. Đã vậy, số hàng hóa và dịch vụ dù có bán được nhưng cũng không dễ lấy được tiền. Tình trạng chiếm dụng vốn lẫn nhau đang gây đau đầu cho không ít chủ doanh nghiệp.

Khi một người bạn cũ hỏi thăm về công việc làm ăn, nét mặt của Kiều, chủ một xưởng chế biến gỗ nhỏ ở tỉnh Bình Dương, không giấu được vẻ ưu tư. “Năm nay thê thảm lắm ! Công việc thì vẫn phải làm, nhưng chẳng còn hiệu quả gì hết, thậm chí là lỗ”, chị tâm sự.

Xưởng chế biến gỗ của Kiều không sản xuất ra thành phẩm, mà chủ yếu cung cấp bán thành phẩm cho các công ty chuyên làm đồ gỗ nội thất khác, hầu hết là bán ở trong nước. Các công ty này - khách hàng của chị, cũng đang lao đao vì hàng làm ra bị tồn kho quá nhiều. Số đã tiêu thụ, thì mãi không được thanh toán, vì các khách hàng chủ chốt - những doanh nghiệp bất động sản, cũng đang bế tắc. Tình trạng nợ nần dây chuyền đã làm cho những doanh nghiệp nhỏ, vốn liếng eo hẹp như chị Kiều càng gặp khó khăn.

Hàng hóa tiêu thụ chậm, lãi suất ngân hàng cao ngất ngưởng dẫn đến xu hướng các doanh nghiệp buộc lòng phải chiếm dụng vốn lẫn nhau ngày càng nhiều. Tình trạng này càng trầm trọng hơn ở ngành xây dựng cầu đường và các doanh nghiệp có khách hàng là các công ty hoạt động trong ngành bất động sản.

Anh Hoàng, chủ một công ty nhỏ chuyên làm đường, cũng đang mất ăn mất ngủ về chuyện công nợ. Anh cho biết, công ty của anh không dám nhận công trình của Nhà nước, chủ yếu chỉ làm những tuyến đường nội bộ, vỉa hè, cống thoát nước cho các khu dân cư và vài khu công nghiệp.

Những năm trước, việc thanh toán khá nhanh chóng và suôn sẻ, nhưng từ cuối năm ngoái đến nay, tất cả đã thay đổi. Tất cả vốn liếng của anh giờ đã nằm cả ở các con nợ. Còn anh thì trở thành con nợ của ngân hàng. Số tiền chắt chiu, dành dụm được bấy lâu nay mỗi ngày đang hao mòn dần vào tiền lãi trả ngân hàng.

Tương tự, Minh - một Việt kiều Úc về Việt Nam mở công ty cầu đường, hiện vừa là chủ đồng thời cũng là con nợ khó đòi của những công ty cung cấp đá, bê tông nhựa khác.

Theo tổng giám đốc một công ty xi măng, tình trạng khách hàng kéo dài thời gian trả tiền mua hàng đang trở thành cơn ác mộng đối với công ty ông và nhiều đồng nghiệp khác. “Mỗi tấn xi măng sản xuất chỉ lãi hơn 100.000 đồng, nay bị khách hàng chiếm dụng tiền bán hàng quá lâu, thành ra bị lỗ”, ông nói.

Con nợ lớn nhất của các doanh nghiệp hiện nay là Nhà nước. Theo số liệu tổng hợp đến cuối tháng 4-2011 của Bộ kế hoạch và Đầu tư, trong 10.612 dự án đầu tư bằng nguồn vốn nhà nước, với tổng kinh phí 724.569 tỉ đồng, hoàn thành và đưa vào sử dụng trong năm 2010, chỉ có 57,49% là đã hoàn tất thủ tục quyết toán. Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng “tỷ lệ hoàn tất quyết toán như thế là rất thấp”. Như vậy, có hàng trăm ngàn tỉ đồng trong các công trình đã hoàn tất nhưng chưa quyết toán, điều này cũng đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp cung cấp nguyên vật liệu, thi công công trình đang bị Nhà nước chiếm dụng một số tiền lớn.

Việc các doanh nghiệp chiếm dụng vốn lẫn nhau, và Nhà nước chậm thanh toán tiền cho các doanh nghiệp để lại hậu quả rất xấu. Trước hết, nó làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, thậm chí là bị lỗ do họ phải trả lãi vay ngân hàng. Điều đáng lo ngại là hậu quả này có tính dây chuyền, ảnh hưởng tới tất cả các công ty tham gia vào chuỗi sản xuất và cung ứng dịch vụ.

Thứ hai, nếu một trong những doanh nghiệp trong dây chuyền nợ nần đó mất khả năng thanh toán, hoặc phá sản, thì nhiều doanh nghiệp khác sẽ bị đe dọa, nhất là với những công ty nhỏ, vốn yếu. Trong điều kiện lãi suất tín dụng cao như hiện nay, chuyện doanh nghiệp bị mất khả năng thanh toán, dẫn đến phá sản rất dễ xảy ra, nếu tình trạng nợ nần dây dưa này kéo dài.

Ngoài ra, trong chuỗi dây chuyền công nợ này, các doanh nghiệp nhỏ và vừa là những đối tượng dễ bị tổn thương nhất. Kết quả điều tra của Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam cho thấy, gần một phần ba doanh nghiệp thuộc nhóm này đang trong tình thế rất khó khăn và có khả năng phải ngưng hoạt động. Chắc chắn rằng, sức cầm cự của những công ty đang rất khó khăn đó đã gần cạn kiệt, và nếu họ còn bị chiếm dụng tiền bán hàng, thì việc phá sản chỉ còn là vấn đề thời gian.

Có thể nói, rất khó tìm được giải pháp cho vấn đề nợ dây chuyền như hiện nay. Tình trạng này sẽ khó khắc phục, chừng nào các bất ổn vĩ mô chưa được giải quyết và sức mua của nền kinh tế chưa phục hồi. Tuy nhiên, Chính phủ vẫn có thể giảm nhẹ tác động của nó, bằng cách đẩy nhanh tốc độ thanh, quyết toán các dự án đầu tư bằng vốn nhà nước, để nhanh chóng thanh toán tiền cho các nhà thầu. Vẫn biết rằng, thủ tục thanh quyết toán rất phức tạp và mất nhiều thời gian, nhưng việc này vẫn có thể làm nhanh được nếu các cán bộ, công chức và quan chức có trách nhiệm thực sự muốn gỡ khó cho doanh nghiệp.
Về Đầu Trang Go down
 

Đau đầu với nợ dây chuyền

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 

 Similar topics

-
» Những Câu Chuyện Về Nhân Quả
» Nokia X1-00 nghe nhạc chuyên nghiệp giá rẻ
» Chuyen Gia Bat Ma 1995 (Chau Tinh Tri) FULL
 Follow me at TwitterMaxF Movies FeedburnerRss  Add to Digg Add to Technorati Add to Delicious Add to Reddit Add to Yahoo Add to Google Add to Facebook Add to Twitter Add to FriendfeedAdd to Stumbleupon Add to Blinklist Add to Live Add to Slashdot Buzz Up  Chia sẻĐăng lên Sig
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Copy đường link dưới đây gửi đến nick yahoo bạn bè!

***Tìm kiếm Bài Viết
Loading
***

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Chuyên Bán Laptop SamSung Dell Toshiba :: Tri thức - Kỹ năng kinh doanh-Làm Giàu-
%name
BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ nội dung bài viết của thành viên.
Sanglaptop.roll.tv dành quyền xóa, dời chỗ bài đăng, hay khóa tên thành viên không cần giải thích.
Forum được tạo bời Sangtttq Lúc : 21:30 Thứ Sáu, 8 tháng 7- 2011
Copyright © Sanglaptop Co Ltd - All rights reserved.
Powered by phpBB® Version 2.0.0 Licensed
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất